Số hóa

Series Chuyển đổi số – Thay đổi hay là chết? PHẦN 3: MUỐN CHUYỂN ĐỔI SỐ PHẢI CÓ SỐ!

chuyen-doi-so-va-so-1

Bắt đầu thời kì bình thường mới hậu Covid, các doanh nghiệp đang đứng trước thách thức và cơ hội chưa từng có. Chuyển đổi số 10 năm trước là câu chuyện có thể “từ từ” nhưng hôm nay, đó là yêu cầu sống còn với các doanh nghiệp. Trong hai phần trước của series Chuyển đổi số – Thay đổi hay là chết, chúng ta lần lượt tìm hiểu:

Phần 1: Thời bình thường mới doanh nghiệp Việt cần thay đổi  như thế nào?

Phần 2: Điều gì cản trở doanh nghiệp chuyển đổi số?

Tiếp nối hai phần gợi mở về chuyển đổi số, những góc nhìn sâu sâu hơn những vấn đề chuyển đổi số sẽ được trình bày qua phần 3 Muốn chuyển đổi số phải có số! và Phần 4 Số hóa thế nào, chuyển đổi ra sao?

  • Chuyển Đổi Số Là Gì?

Hiện nay, có rất nhiều cách định nghĩa về chuyển đổi số. Microsoft định nghĩa chuyển đổi số là việc tư duy lại cách thức các tổ chức tập hợp mọi người, dữ liệu và quy trình để tạo những giá trị mới.

Còn theo Gartner – công ty nghiên cứu và tư vấn công nghệ thông tin hàng đầu thế giới, chuyển đổi số là việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới. 

Cùng nói về chuyển đổi số, FPT lại cho rằng đó là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)… thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty.

chuyen-doi-so-va-so
Chuyển đổi số là gì?

Mặc dù có nhiều cách diễn đạt khác nhau về khái niệm chuyển đổi số song có một số điểm nổi bật đáng chú ý như sau:

Chuyển đổi số (Digital transformation) là quá trình sử dụng các công nghệ số để tạo mới hoặc sửa đổi quy trình kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp và trải nghiệm khách hàng hiện có để tạo ra những giá trí mới, phù hợp với yêu cầu của thị trường. Đây là một quá trình hoàn chỉnh bao gồm nhiều bước tuần tự. 

  • Số Hóa Là Gì?

Có rất nhiều người nhầm lẫn giữa chuyển đổi số và số hóa.

Vậy số hóa là gì? Làm thế nào để phân biệt giữa số hóa và chuyển đổi số?

Số hóa là một trong những bước đầu tiên của quá trình chuyển đổi số. Số hóa có bản chất là chuyển những dữ liệu ở dạng giấy sang dạng dữ liệu số trên máy tính. Những dữ liệu được nhập vào máy tính chính là đầu vào của quá trình chuyển đổi. Nếu không có dữ liệu, doanh nghiệp không thể tham gia vào bất kỳ quá trình nào. Nhiều doanh nghiệp đã thất bại ngay từ bước đầu tiên vì trong quá trình vận hành, doanh nghiệp không hề thu thập, thống kê thông tin, số liệu. Không có thông tin về khách hàng, họ ở đâu, làm gì và mong muốn điều gì. Không có dữ liệu về hành trình mua hàng, sự tương tác của khách hàng tại các điểm chạm, doanh nghiệp trở nên thụ động trong chính hành động của mình. Thay vì đón đầu và đáp ứng kịp thời nhu cầu của người mua hàng, doanh nghiệp lại theo sau và bỏ lỡ các cơ hội tốt.

chuyen-doi-so-va-so-hoa
Chuyển đổi số và số hóa

Chuyển đổi số lấy khách hàng làm trung tâm để tham chiếu mọi thay đổi. Vậy nên, khi số hóa, doanh nghiệp cần thu thập, lưu trữ thông tin về khách hàng và hành trình của họ để từ việc xử lý, phân tích số liệu, mang tới những trải nghiệm kịp thời và tốt nhất cho khách hàng. 

Những Lầm Tưởng Của Doanh Nghiệp Khi Chuyển Đổi Số

Mặc dù hiểu rõ số hóa là gì, chuyển đổi số như thế nào, song không ít doanh nghiệp vẫn có những lầm tưởng không đáng có về vấn đề này. Dưới đây là 03 sai lầm thường gặp của doanh nghiệp:

Lầm tưởng đầu tiên: Doanh nghiệp lớn mới cần chuyển đổi số.

Khi nghe tới chuyển đổi số, rất nhiều người trong chúng ta lập tức nghĩ ngay tới cuộc đua của các doanh nghiệp lớn: Netflix thách thức ngành giải trí quen thuộc, Grab và Uber khiến ngành taxi truyền thống lao đao, Spotify tái định nghĩa cách công chúng tiếp cận âm nhạc,… Thành công của những chú “kỳ lân” trong giới startup khiến nhiều người tưởng rằng chuyển đổi số chỉ dành và chỉ có tác dụng với những doanh nghiệp lớn.

chuyen-doi-so-va-so-1
Chuyển đổi số và số trong doanh nghiệp lớn

Tuy nhiên cần hiểu rằng chuyển đổi số là một xu thế tất yếu và cần thiết với tất cả các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ. Bởi cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ tư đã bắt đầu, những phương thức sản xuất mới ra đời thay thế cách làm cũ, rất nhiều thứ mang lại lợi nhuận hôm qua, hôm nay đã trở nên lạc hậu và có thể biến mất vào ngày mai. Không một doanh nghiệp nào nằm ngoài quy luật này. Nếu không bắt đầu số hóa, doanh nghiệp sẽ khó có thể tiếp tục tăng trưởng và đủ sức cạnh tranh với những công ty trẻ.

Lầm tưởng thứ hai: Chuyển đổi số đồng nghĩa với thành công.

Thành công của một doanh nghiệp là tổng hòa của nhiều yếu tố: Tầm nhìn, sản phẩm, con người, công nghệ,… Chuyển đổi số chỉ là một trong những yếu tố quan trọng song không phải là tất cả.

Ví dụ cơ bản nhất cho vấn đề này có thể kể tới như sau: Trong quá trình chuyển đổi số, doanh nghiệp ứng dụng phần mềm quản trị khách hàng CRM. Với những tính năng thông minh, hỗ trợ tối đa hoạt động Marketing và Sale giúp các phòng ban này làm việc nhàn hơn và nhanh hơn. Còn sự thành công của các chiến dịch Marketing hay chiến lược Kinh doanh cốt lõi vẫn bắt nguồn từ một quy trình làm việc rõ ràng và năng lực của người sử dụng phần mềm.

chuyen-doi-so-va-so-thanh-cong
Chuyển đổi số phải thành công

Lầm tưởng thứ ba: Tất cả mọi lĩnh vực trong doanh nghiệp đều cần chuyển đổi số.

Thực tế cho thấy không phải lĩnh vực nào trong doanh nghiệp cũng đều cần chuyển đổi số. Do chưa hiểu rõ số hóa là gì, chuyển đổi số như thế nào, rất nhiều doanh nghiệp rơi vào lầm tưởng thứ ba này – cố gắng chuyển đổi số ngay lập tức tất cả phòng ban. Điều này là không thể và không cần thiết. 

Thay đổi là tất yếu song còn cần xét đến tính khả thi dựa vào tình hình cụ thể từng doanh nghiệp. Thông thường, doanh nghiệp bắt đầu chuyển đổi số từ những lĩnh vực nòng cốt trong tổ chức như Kinh doanh, Marketing, Nhân sự,… bằng việc áp dụng các phần mềm hỗ trợ như CRM, HRM hay Task.

Lời Kết

Như vậy, có thể thấy chuyển đổi số và số hóa là hai khái niệm khác nhau. Muốn chuyển đổi số, trước hết doanh nghiệp cần số hóa. Thay đổi chưa bao giờ là một quá trình đơn giản nhưng luôn hứa hẹn kết quả đáng mong đợi. Vậy làm thế nào để chuyển đổi số? Trong bài viết cuối cùng của series Chuyển đổi số – Thay đổi hay là chết, Rodi sẽ cùng bạn tìm hiểu về cách các doanh nghiệp chuyển đổi số.

Author

admin

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *